Marketing Mix là gì? Chi tiết từng yếu tố của marketing mix 4P & 7P
15 mins read

Marketing Mix là gì? Chi tiết từng yếu tố của marketing mix 4P & 7P

Marketing mix là gì? và tại sao đây lại được coi là công cụ phổ biến nhất giúp các Marketers có thể dễ dàng lựa chọn đúng kênh phân phối & tiếp thị quảng cáo trên thị trường. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc có thể hiểu hơn được về khái niệm marketing mix là gì? cũng như ý nghĩa của mô hình 4P trong marketing mix truyền thống.

Mục lục nội dung

Marketing mix là gì?

Marketing mix hay còn có thể gọi là marketing hỗn hợp là tập hợp những công cụ tiếp thị được các công ty, doanh nghiệp áp dụng nhằm đạt được những mục tiêu quảng bá, tiếp thị trên thị trường.

khái niệm marketing mix là gì

Khái niệm marketing mix là gì? What is marketing mix? Vai trò của marketing mix

Marketing mix ban đầu được phân chia theo mô hình 4P bao gồm những yếu tố sau: Product (sản phẩm) – Price (giá) – Place (Kênh phân phối) – Promotion (Xúc tiến thương mại). Qua thời gian do sự phức tạp hóa và cải tiến của marketing hiện đại, mô hình này được phát triển và bổ sung thêm 3 yếu tố (3P) bao gồm: Process (quy trình) – People (con người) – Physical Evidence (bằng chứng vật lý) trở thành mô hình 7Ps từ đó giúp tăng cường thêm sức mạnh cho các hoạt động marketing.

Chi tiết các yếu tố 4P trong marketing mix là gì?

Dưới đây sẽ là chi tiết về các yếu tố 4P trong marketing mix mà bạn nên tham khảo qua:

Mô hình 4p trong marketing mix là gì

Marketing mix 4P – 4 yếu tố của mô hình 4P trong marketing mix là gì? 

Product – Sản phẩm

Sản phẩm là một trong những thành phần đầu tiên của mô hình 4P trong marketing mix. Sản phẩm ở đây có thể là hàng hóa (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) được sản xuất ra nhằm đáp ứng những cầu sử dụng của người tiêu dùng.

Mỗi một sản phẩm trong quá trình sản xuất đều phải luôn tuân theo một vòng đời cụ thể, đây cũng là lý do mà tại sao các doanh nghiệp cần lên những kế hoạch marketing cho sản phẩm trong từng vòng đời của nó. Theo thống kê sẽ có 7 bước phát triển một sản phẩm mới bao gồm:

  1. Phát triển chiến lược
  2. Lên ý tưởng
  3. Sàn lọc và đánh giá ý tưởng
  4. Phân tích kinh doanh
  5. Phát triển sản phẩm
  6. Kiểm tra thị trường
  7. Thương mại hóa

Price – giá

Giá của sản phẩm được hiểu là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để có thể sở hữu được sản phẩm, dịch vụ đó. Đây được coi là yếu tố vô cùng quan trọng nó quyết định thị trường và nhóm khách hàng mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Không những vậy giá của sản phẩm còn góp phần quyết định đến giá trị thương hiệu hay hình ảnh của sản phẩm mà doanh nghiệp bạn tạo ra. Hiện nay hầu hết các sản phẩm đều được định giá dựa trên giá trị của khách hàng.

Ví dụ: Doanh nghiệp bạn sản xuất các loại túi xách nữ cao cấp cho những đối tượng khách hàng là những quý cô, nữ doanh nhân… những loại túi xách như vậy sẽ phải có giá trị cao hơn so với những loại túi xách nữ cho đối tượng khách hàng là học sinh, sinh viên, những người có mức thu nhập thấp.

Ngoài việc giá sản phẩm được tính theo giá trị khách hàng, chúng ta cũng cần quan tâm đến các yếu tố khác như chi phí chuỗi sản xuất, chi phí cho phân phối, giá cả của đối thủ cạnh tranh… đây cũng là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tổng thể của một sản phẩm.

Place – Kênh phân phối

Trước khi thực hiện việc xem xét, lựa chọn sản phẩm để cung cấp ra thị trường, bạn cần phải nắm rõ được vị trí, lý do cũng như cách mà khách hàng mục tiêu của bạn tiêu dùng. Bạn cần phải nghiên cứu xem những nhóm khách hàng của mình họ thường xuất hiện ở đâu nhất, từ đó mới có thể tổng hợp những thông tin thu thập được nhằm xác định kênh phân phối nào có thể giúp tối ưu hóa được chi phí bỏ ra, đồng thời thu về lợi nhuận cao nhất.

Đối với kênh phân phối người ta chia ra làm 3 chiến lược chính dựa theo sở thích cũng như nhu cầu khách hàng bao gồm: Phân phối chọn lọc, phân phối chuyên sâu và phân phối độc quyền.

Promotion – Xúc tiến thương mại

Đây là yếu tố cuối cùng của mô hình 4P trong marketing mix. Với các hoạt động hỗ trợ bán hàng nhằm mục đích để khách hàng có thể nhận biết được sản phẩm – dịch vụ cảu doanh nghiệp bạn. Thông qua những giá trị tốt, điểm nổi bật của sản phẩm, dịch vụ khách hàng có thể dễ dàng và đưa ra quyết định mua bán, đồng thời giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi đối với những nhóm khách hàng tiềm năng.

Những hoạt động phổ biến trong khâu này thường là: Quảng cáo, Catalog, quan hệ công chúng (PR), bán lẻ… Đối với những hoạt động quảng cáo thường sẽ là quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên báo điện tử, các website lớn, đài phát thanh… Ngoài ra đối với những tập đoàn, doanh nghiệp mạnh về tài chính có thể thực hiện một số hình thức như tài chợ các chương trình game show, truyền hình, tổ chức những chương trình dành cho khách hàng thân thiện, khách hàng VIP… nhằm tăng độ nhận diện, độ phủ của thương hiệu với khách hàng đại chúng.

3 yếu tố bổ sung cho mô hình 4P trong marketing mix là gì?

Như đã chia sẻ ở trên ban đầu marketing mix được phân chia theo mô hình 4P truyền thống. Tuy nhiên do sự phát triển của xã hội cũng như những sự cải tiến của marketing hiện đại mô hình 4P giờ đây được bổ sung thêm 3 yếu tố khác nhằm tăng khả năng thành công hơn cho mỗi chiến lược marketing mix cũng như phù hợp với môi trường công nghệ số như hiện tại và tương lai. Vậy cụ thể marketing mix 7P là gì? hay nói cách khách 3 yếu tố được bổ sung cho mô hình 4P trong marketing mix là gì?

mô hình 7p trong marketing mix là gì

Marketing mix 7P là gì? – 3 yếu tố bổ sung cho mô hình marketing mix 4P là gì?

People – Con người

Là yếu tố nằm ở thị trường mục tiêu bao gồm cả khách hàng và đối thủ cạnh tranh… đồng thời cả những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp.

Đối với thị trường mục tiêu doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ xem liệu sản phẩm, dịch vụ sắp cung cấp có đủ lượng khách hàng quan tâm và mua sắm sử dụng hay không.

Đối với doanh nghiệp:  Yếu tố con người là những nhân viên, những người trực tiếp bán hàng, triển khai tiếp thị cung cấp những dịch vụ và chăm sóc khách hàng…. Một doanh nghiệp có được những nhân viên thực sự tin tưởng vào sản phẩm của chính doanh nghiệp cũng như có kỹ năng chuyên môn tốt được đào tạo bài bản thì họ chính là những người triển khai chiến lược marketing mix hiệu quả nhất

Process – Quy trình

Những hệ thống, quy trình có ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược marketing mix, cũng như chính với sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Do vậy doanh nghiệp bạn cần đảm bảo có một quy trình được thiết kế khoa học, phù hợp nhất nhằ tăng khả năng thành công cho chiến lược marketing, giảm thiểu những chi phí không cần thiết.

Physical Evidence – Cơ sở vật chất, bằng chứng vật lý

Là những yếu tố được trưng bày bên trong của hàng như không gian của hàng, biển hiệu, đồng phục của nhân viên, logo… Tất cả nhằm mục đích tăng tính nhận diện của doanh nghiệp.

Một số thương hiệu nổi tiếng đã thành công nhờ áp dụng chiến lược marketing mix

Vai trò của việc áp dụng chiến lược marketing mix trong mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng nó là yếu tố then chốt tạo nên sự thành công cho mỗi doanh nghiệp. Một trong những case study cần phải kể đến đó là:

  • Chiến dịch marketing mix của Coca Cola
  • Chiến lược marketing mix của Trung Nguyên Coffee
  • Chiến lược marketing mix của vinamilk
  • Chiến lược marketing 4p của pepsi

>>> Đọc thêm: Digital marketing là gì?

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khái niệm marketing mix là gì? Cũng như hiểu rõ chi tiết về các yếu tố của mô hình 4p trong marketing mix, 7p trong marketing mix, những thành công mà chiến dịch marketing mix đem lại cho doanh nghiệp. HY vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích cho các marketer.

*Nguồn: MarketingAI

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *