Những Khái Niệm Cơ Bản: CPA, CPC, CPM, CPS, CPI và CPO là gì?
15 mins read

Những Khái Niệm Cơ Bản: CPA, CPC, CPM, CPS, CPI và CPO là gì?

Bạn có biết CPA là gì? CPC là gì? CPM là gì? CPS là gì? CPI là gì? CPO là gì?

Xu hướng quảng cáo hiển thị đang trở nên phổ biến trong các chiến dịch marketing của doanh nghiệp. Thế nhưng, thực sự không phải ai cũng hiểu rõ về phương thức tính phí quảng cáo này. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phương thức quảng cáo này, cụ thể là 5 loại hình thức tính phí quảng cáo thông dụng bao gồm CPA, CPC, CPM, CPS, CPI và CPO. Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới!

Mục lục nội dung

Phương thức CPA là gì?

Định nghĩa CPA:

CPA (Cost Per Action) là phương thức quảng cáo mà người dùng phải trả phí cho các hoạt động, chuyển đổi như đăng ký tham gia sự kiện, tải phần mềm, click baner, click liên kết trang,…

Khái niệm tổng quan về hình thức CPA là gì?

Khái niệm tổng quan về hình thức CPA là gì?

Ưu, nhược điểm của hình thức CPA

  • Ưu điểm: Phương thức trả phí theo hành động của CPA giúp cho chi phí người dùng phải bỏ ra đem lại hiệu quả chặt chẽ hơn so với các hình thức khác như là CPC và CPM.
  • Nhược điểm: Do kết quả đo đến đạt hiệu quả cao, vì vậy chi phí bỏ ra cho một click cũng cao hơn các hình thức khác. Nếu doanh nghiệp có một tệp khách hàng tiềm năng chất lượng thì nên sử dụng CPA. Nhưng nếu tệp khách hàng đó có ít tiềm năng hơn, thì chi phí bỏ ra và hiệu quả của hình thức CPA quả thực không thoả đáng. Ngoài ra, với cơ chế của hình thức CPA, bạn khó có thể biết được chiến dịch đang có hiệu quả hay do chi phí bỏ ra nhiều.

Khi nào nên sử dụng CPA?

CPA mang đến hiệu quả khi tệp dữ liệu khách hàng của doanh nghiệp có tỷ lệ chuyển đổi cao, đúng mục tiêu chiến dịch. Ví dụ 1000 dữ liệu khách hàng có thể chốt được 100 đơn hàng.

Phương thức CPS là gì?

Định nghĩa CPS:

CPS (Cost Per Sale) là phương thức quảng cáo được tính phí khi chi phí thanh toán dựa theo doanh thu bán hàng. Khi khách hàng mua một sản phẩm của nhà bán lẻ qua liên kết quảng cáo hoặc banner được đặt liên kết, nhà bán lẻ sẽ trích ra một phần “hoa hồng” dành cho những trang web có liên kết đó.

Khái niệm tổng quan hình thức CPS là gì?

Khái niệm tổng quan hình thức CPS là gì?

Ưu, nhược điểm của hình thức CPS

  • Ưu điểm: CPS là hình thức có rủi ro thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao. Doanh nghiệp chỉ cần mất ít chi phí khi thu được đơn hàng thành công.
  • Nhược điểm: Hình thức CPS thường đo lường kém chính xác, điều này làm cho bạn đánh giá sai về hiệu quả của chiến dịch và dễ dẫn đến sai lầm trong KPI.

Khi nào nên sử dụng CPS?

Hình thức CPS nên được sử dụng khi bạn có mức chi phí dành cho quảng cáo nhỏ nhưng muốn tận dụng để mang đến hiệu quả cho chiến dịch Marketing.

Phương thức CPM là gì?

Định nghĩa CPM:

Khái niệm tổng quan về hình thức CPM là gì?

Khái niệm tổng quan về hình thức CPM là gì?

CPM (Cost Per Mile) là loại hình quảng cáo trả phí dựa theo số lần hiển thị. Website có càng nhiều người xem thì bạn càng được trả nhiều tiền. Việc bạn cần làm là phát triển website và đặt quảng cáo trên website của mình.

Ưu, nhược điểm của CPM

  • Ưu điểm: Bạn có thể setup và khởi chạy chiến dịch dựa theo hình thức CPM nhanh chóng không mất quá nhiều thời gian. Ước tính chi phí hình thức CPM dễ dàng.
  • Nhược điểm: Đối với chiến dịch marketing hướng tới doanh thu thì CPM không phải là sự lựa chọn hiệu quả. Bạn sẽ bị hạn chế trong việc đo đếm số lượng hiển thị và số người thực hiện hành động chuyển đổi khi sử dụng CPM. Bạn sẽ bị mất phí khi người dùng xem được quảng cáo mà chưa click vào quảng cáo đó.

Khi nào nên sử dụng CPM?

Quảng cáo CPM nên sử dụng cho các chiến dịch Marketing với mục đích nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới.

Phương thức CPC là gì?

Khái niệm tổng quan về hình thức CPC là gì?

Khái niệm tổng quan về hình thức CPC là gì?

Định nghĩa CPC:

CPC (Cost Per Click) là hình thức quảng cáo tính phí cho mỗi lần nhấp chuột. Bạn có thể kiếm được tiền từ hình thức này nhờ vào việc người dùng click vào quảng cáo của bạn. Bất kì ai cũng có thể đặt được quảng cáo. Nhà quảng cáo có thể sẵn sàng chi trả nhiều tiền hơn so với những nhà quảng cáo khác cho mỗi lần nhấp chuột để được hiển thị nhiều hơn, tuỳ vào thứ họ đang quảng cáo.

Ưu, nhược điểm của hình thức CPC

  • Ưu điểm: Bạn có thể lựa chọn một số từ khoá nhất định trong quảng cáo CPC. Ví dụ, bạn muốn bán điện thoại Samsung, bạn có để quảng cáo dựa theo các từ khoá như “điện thoại chụp hình đẹp”, “điện thoại có thiết kế đẹp” “điện thoại giá rẻ”,…các bạn có thể nhắm tới những từ khoá nhiều người tìm kiếm để tối đa hiệu quả của hình thức CPC.
  • Nhược điểm: Do CPC là hình thức phổ biến được nhiều người lựa chọn nên độ cạnh tranh của hình thức này rất cao. Vì vậy cũng kéo theo giá thầu quảng cáo cũng cực kì cao nếu muốn đánh bại đối thủ. Ngoài ra, bạn còn phải đối mặt với việc đối thủ chơi xấu, click ảo khiến bạn tốn chi phí quảng cáo.

Khi nào nên sử dụng CPC?

Nếu không có nhiều kinh phí thì bạn nên lựa chọn hình thức CPC. Tuy nhiên nhớ rằng, hãy xác định mục tiêu rõ ràng và nên tìm những từ khoá “ngách” để quảng cáo được hiệu quả hơn.

Phương thức CPI là gì?

Định nghĩa CPI:

CPI (Cost Per Install) là hình thức thanh toán theo lượt cài đặt. Nói dễ hiểu, các nhà cung cấp sẽ trả tiền cho những ai tải và cài đặt phần mềm, ứng dụng của mình qua một đường link quảng cáo của hệ thống. Đây là hình thức khá phổ biến dành cho những người kiếm tiền từ việc làm MMO.

Khái niệm tổng quan về hình thức CPI là gì?

Khái niệm tổng quan về hình thức CPI là gì?

Ưu, nhược điểm của hình thức CPI

  • Ưu điểm: Hình thức CPI có khả năng thu hút người dùng cao, dễ dàng đo đếm, thống kê được số lượng người tải và cài đặt ứng dụng. Điểm này vượt trội hơn các hình thức khác.
  • Nhược điểm: Giá cho mỗi lượt tải và cài đặt khá cao. Độ cạnh tranh trên thị trường lớn. Hơn nữa, người quảng cáo phải đối mặt với những hình thức đối thủ chơi xấu hay giải mạo user người dùng thật để tải và cài đặt.

Khi nào nên dùng CPI?

Hình thức CPI phù hợp cho việc quảng cáo ứng dụng, phần mềm di động, PC hoặc một số nội dung khác.

Tổng quan CPO là gì?

Khái niệm về CPO

CPO (Cost Per Order) là hình thức tiếp thị liên kết mà chi phí được trả tính theo đơn đặt hàng. Hiểu đơn giản, khi bạn có một đường link giới thiệu, khách hàng click vào đường link đó và đặt hàng, nhà cung cấp sẽ xác nhận và trả cho bạn một khoản tiền “hoa hồng”.

Khác với hình thức CPS khi khách hàng phải mua sản phẩm thành công thì với CPO chỉ cần đặt hàng là đã được công nhận.

Khái niệm tổng quan về hình thức CPO là gì?

Khái niệm tổng quan về hình thức CPO là gì?

Ưu, nhược điểm của CPO

  • Ưu điểm: Hình thức CPO có hoa hồng cao, sử dụng Landing Page có sẵn của nhà cung cấp và dễ dàng tối ưu cho chiến dịch quảng cáo. Đặc biệt là ít gặp rủi ro.
  • Nhược điểm: CPO đo lường kém chính xác, có thể ảnh hưởng đến việc phân tích chiến lược quảng cáo của doanh nghiệp.

Khi nào nên dùng CPO?

Doanh nghiệp nên sử dụng hình thức CPO để tăng tỷ lệ chốt đơn hàng. Khi muốn quảng bá một sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp.

Kết luận

Qua đây là một số thông tin cơ bản về các hình thức tính phí quảng cáo CPA, CPC, CPM, CPS, CPI và CPO. Hi vọng với những kiến thức mà chúng tôi giới thiệu, các bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về các hình thức quảng cáo này. Mong rằng, các bạn có thể áp dụng một trong số các hình thức quảng cáo này vào cho doanh nghiệp của mình phù hợp. Chúc các bạn thành công!

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *