Thương hiệu là gì? Vai trò của thương hiệu vs doanh nghiệp & khách hàng
17 mins read

Thương hiệu là gì? Vai trò của thương hiệu vs doanh nghiệp & khách hàng

Với một thời đại mà kinh doanh ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau, nhiều sản phẩm mới được ra đời… Thương hiệu vẫn và đang ngày trở lên quan trọng đối với các doanh nghiệp và khách hàng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thương hiệu là gì? Cũng như vai trò của thương hiệu ra sao? Chính vì vậy trong bài viết này Kênh 68 xin được chia sẻ tới bạn đọc kiến thức tổng quan về khái niệm thương hiệu cũng như những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này.

Mục lục nội dung

Khái niệm tổng quan về thương hiệu là gì?

Thương hiệu (Brand) là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một hay một dòng sản phẩm được hiện diện trong tâm trí khách hàng. Là một tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng mục tiêu các giá trị mà họ đòi hỏi.

Thương hiệu cũng giống như con người có cảm xúc, cá tính, tên, tính cách, trang phục, ngoại hình và tầng lớp xã hội. Một thương hiệu sẽ có khả năng bảo vệ hình ảnh, giá trị, quyền sở hữu, thu hút đầu tư, tạo ra lợi thế cạnh tranh. Không những vậy thương còn có khả năng đảm bảo về chất lượng, là cơ sở để khách hàng có thể đạt niềm tin, là thứ giúp tạo nên sự trung thành trong người tiêu dùng…

thương hiệu là gì 01

Thương hiệu là gì? Brand là gì?

Theo thống kê bên Mỹ bình quân trong 1 ngày người tiêu dùng sẽ tiếp cận với khoảng 6 ngàn hoạt động quảng cáo, 1 năm có đến 25 ngàn sản phẩm được tạo ra. Bạn hãy thử tưởng tượng xem nếu chúng ta sống trong thế giới như vậy mà không có thương hiệu thì sẽ như nào nhỉ? Thương hiệu là yếu tố giúp cho người tiêu dùng không bị lẫn lộn, đồng thời nó giúp người tiêu dùng vượt qua những sự lựa chọn vốn đã đa dạng khi chuẩn bị mua một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.

Một trong những ví dụ cụ thể về thương hiệu đó chính là Coca-Cola và Pepsi. Một cuộc thử nghiệm khi cho người tiêu dùng nếm lần lượt 2 loại nước uống này mà không cho biết tên thương hiệu, kết quả là rất ít người có thể nhận ra được đâu là Coca-Cola và đâu là Pepsi. Thế nhưng khi được hỏi thích sản phẩm nào thì có tới 65% người tiêu dùng lựa chọn và thích Coca-Cola hơn.

Thương hiệu (Brand) và Nhãn hiệu (Trademark)

Thương hiệu có phải là nhãn hiệu không? Điểm giống và khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Mời bạn đọc tìm hiểu thông qua bảng so sánh dưới đây:

thương hiệu là gì? - Sự khác nhau giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu và nhãn hiệu

Thương hiệu (Brand) Nhãn hiệu (Trademark)
Giống nhau
  • Cả thương hiệu và nhãn hiệu đều được sử dụng để nhận diện người sản xuất hay người bán
  • Đều có thể được sử dụng ở cấp sản phẩm hoặc cấp doanh nghiệp chứ không phải là thương hiệu chỉ là tên doanh nghiệp, còn nhãn hiệu để chỉ tên sản phẩm
  • Tên gọi pháp lý của thương hiệu là nhãn hiệu (Theo Hiệp Hội marketing Mỹ)
Khác nhau
  • Tính hữu tính và vô hình (Tồn tại trong cảm nhận và nhận thức của người tiêu dùng)
  • Là phần linh hồn của doanh nghiệp
  • Do các nhà quản trị đảm nhận
  • Được người tiêu dùng chứng nhận, tin cậy và trung thành
  • Thương hiệu nổi tiếng có thể tồn tại mãi mãi theo thời gian
  • Xây dựng qua hệ thống tổ chức thông qua nghiên cứu thị trường và truyền thông marketing
  • Không có thương hiệu nhái, giả
  • Tính hữu hình (Hiện diện trên sản phẩm hoặc trên văn bản)
  • Được coi như là phần thân thể của doanh nghiệp
  • Luật sư đảm nhận đăng ký và bảo vệ
  • Được pháp luật chứng nhận và bảo hộ
  • Chỉ có giá trị pháp lý trong thời gian nhất định muốn tồn tải lâu hơn phải xin gia hạn thêm
  • Xây dựng trên hệ thống luật pháp quốc gia
  • Có nhãn hiệu nhái, giả

Vai trò của thương hiệu

Bên trên chúng ta đã vừa được tìm hiểu khái niệm tổng quan về thương hiệu là gì? Vậy vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp và đối với khách hàng là gì?

vai trò của thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì? Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp và khách hàng

Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp

  • Thương hiệu là công cụ được dùng để nhận diện và khác biệt hóa sản phẩm
  • Giúp khẳng định đẳng cấp chất lượng sản phẩm – dịch vụ với khách hàng
  • Đưa sản phẩm – dịch vụ ăn sâu vào tâm trí khách hàng
  • Tăng cường sự trung thành thương hiệu, củng cố thị phần
  • Thương hiệu giúp doanh nghiệp dễ dàng  đưa sản phẩm – dịch vụ vào thâm nhập thị trường mới
  • Thương hiệu giúp doanh nghiệp củng cố hơn về lợi thế kinh doanh
  • Tăng nguồn lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Thương hiệu giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng mà không cần thông qua người bán lẻ
  • Tác động tích cực với những người chưa ra được quyết định
  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh, bền bỉ hơn trước sự cạnh tranh về giá, cho phép tính giá cao hơn
  • Là một phương tiện trong việc bảo vệ hợp pháp các lợi thế và đặc điểm riêng của sản phẩm – dịch vụ

Vai trò của thương hiệu đối với khách hàng

Đối với khách hàng thương hiệu có tác động mạnh lên quá trình ra quyết định mua hàng của khách hàng:

  • Giúp xác định nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm
  • Quy trách nhiệm cho người sản xuất sản phẩm
  • Tiết kiệm thời gian và chi phí tìm mua
  • Đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm – dịch vụ
  • Sự tin cậy, giảm thiểu rỏi ro trong khi mua hàng và quá trình sử dụng sản phẩm
  • Đảm bảo tính đồng đều của sản phẩm
  • Đưa lại phần thưởng tâm lý: tự khẳng định, hấp dẫn về thẩm mỹ hay trách nhiệm xã hội của thương hiệu

Chức năng của thương hiệu là gì?

Chức năng của thương hiệu bao gồm 5 chức năng chính: Phân đoạn thị trường, tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm, đưa hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng, tạo nên định hướng và ý nghĩa cho sản phẩm, là một cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bây giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng chức năng của thương hiệu nhé.

chức năng của thương hiệu là gìChức năng của thương hiệu là gì? Thương hiệu mạnh là gì?

Chức của thương hiệu trong việc phân đoạn thị trường

Các công ty đưa ra một tổ hợp những thuộc tính tưởng về các thế mạnh, lợi ích và đặc trưng của sản phẩm hoặc dịch vụ sao cho chúng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng đặc biệt.

Một thương hiệu cần phải trả lời được câu hỏi sau:

  • Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thuộc tính gì?
  • Sản phẩm hoặc dich vụ có những thế mạnh gì?
  • Sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại những lợi ích gì?
  • Sản phẩm hoặc dich vụ tượng trưng cho cái gì?

Thương hiệu tạo nên sự khác biệt trong suốt quá trình phát triển của sản phẩm

  • Thành công của một sản phẩm luôn kéo theo sự gia tăng cạnh tranh
  • Thương hiệu là tấm lá chắn bảo hộ cho sự đổi mới và phát triển sản phẩm
  • Thương hiệu bảo vệ và dành phần thưởng thị trường cho những người tiên phong dám chấp nhận rủi ro
  • Sản phẩm có thể tiếp tục tồn tại hay mất đi, nhưng với thương hiệu thi vẫn còn mãi với thời gian

Đưa hình ảnh sản phẩm khắc sâu vào tâm trí khách hàng

  • Phần hồn của một thương hiệu được cảm nhận thông qua sản phẩm và sự truyền thông thống nhất.
  • Hồi ức đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành nhận thức về một thương hiệu.

Tạo nên định hướng và ý nghĩa cho người nhận

  • Thương hiệu phải chứa đựng trong nó những thông tin về sản phẩm – dịch vụ
  • Thích ứng với khách hàng và thay đổi linh hoạt với sự phát triển công nghệ
  • Thương hiệu lớn phải truyền tải được nội dung, phương hướng chiến lược, đồng thời tạo nên được danh tiếng trên mọi thị trường, nhưng mỗi thương hiệu lại phát triển với những cam kết và cống hiến khác nhau.

Chức năng của thương hiệu là một bản cam kết giữa doanh nghiệp với khách hàng

  • Những chương trình quảng bá thương hiệu được xem như một cam kết trước khách hàng
  • Cam kết mà một thương hiệu đưa ra mang tính định tính thỏa mãn những ước muốn và kỳ vọng của khách hàng và chỉ có khách hàng mới là người cảm nhận và đánh giá
  • Cam kết là một lời thế đảm bảo những thương hiệu chỉ có thể bị suy thoái chứ không thể bị loại bỏ khỏi thị trường

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khái niệm tổng quan thương hiệu là gì? Cũng như vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp và với khách hàng… Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với bạn đọc cung cấp cái nhìn dễ hiểu nhất về thương hiệu.

Khánh Khiêm – Kênh 68

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *