Digital Marketing là gì? 7 hình thức digital marketing phổ biến hiện nay
16 mins read

Digital Marketing là gì? 7 hình thức digital marketing phổ biến hiện nay

Mục lục nội dung

Digital marketing là gì? Digital marketing bao gồm những gì?… là những thuật ngữ được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là khi xã hội hiện nay đang đi theo xu hướng công nghiệp 4.0, internet, các thiết bị kỹ thuật số ngày càng phát triển là nền tảng để digital marketing phát triển mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy trong bài viết này hãy cùng kenh68.net đi tìm hiểu về digital marketing và những vấn xoay quanh nó.

Tìm hiểu digital marketing là gì?

Digital marketing hay còn được gọi là tiếp thị kỹ thuật số đây được hiểu là những hoạt động marketing sản phẩm – dịch vụ có mục tiêu rõ ràng, đồng thời có thể đo lường được và tính tương tác rất cao. Digital marketing sử dụng các thiết bị công nghệ số hay còn gọi là digital nhằm tiếp cận và giữ chân khách hàng tiềm năng.

tìm hiểu digital marketing là gì

Tìm hiểu về digital marketing là gì? – What is digital marketing? – Tổng quan digital marketing

Áp dụng digital marketing sẽ giúp các doanh nghiệp có thể tăng khả năng nhận diện thương hiệu, quảng bá sản phẩm – dịch vụ,  nâng cao mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, tăng khả năng chốt sale…

Nếu đem so sánh digital marketing với marketing truyền thống chúng ta sẽ thấy sự khác biệt lớn nhất đó là digital marketing sử dụng các công cụ kỹ thuật số điển hình nhất đó là “Internet” được coi như là một công cụ cốt lõi, quan trọng.

Các hình thức digital marketing?

Thông qua những chia sẻ bên trên chắc hẳn bạn đã có được cái nhìn tổng quan về digital marketing là gì? Vậy Các hình thức digital marketing bao gồm những gì? Hãy cùng tìm hiểu tiếp thông qua những chia sẻ dưới đây nhé:

digital marketing là gì? Các hình thức digital marketing

Digital marketing bao gồm những gì?

  • Seo: Viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization là hình thức tối hóa công cụ tìm kiếm (Chủ yếu là google) đây được coi là hình thức giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng tiềm năng một cách tự nhiên nhất. Việc tối ưu tốt website, video… sẽ giúp các website, video của doanh nghiệp bạn đạt được thứ hạng cao trên bảng xếp hạng của công cụ tìm kiếm khi người dùng truy vấn một từ khóa (keywords).
  • Social media marketing: Là hình thức quảng bá, truyền thông xã hội dựa trên các trang mạng xã hội như facebook, google +, Twitter… Đây được coi là công cụ và cũng là một kênh marketing quan trọng và đem lại hiệu quả rất tốt cho doanh nghiệp.
  • Email marketing: Được xếp hạng là một trong những kênh marketing có khả năng chuyển đổi cao nhất cho doanh nghiệp. Bằng việc thường xuyên gửi những thông tin hữu ích nhất đến cho khách hàng những người đăng ký email, bạn sẽ có thể dễ dàng tạo dựng cũng như tăng mối quan hệ với khách hàng.
  • Content marketing: Kênh tiếp thị nội dung bền vững và hiệu quả. Bằng cách sử dụng những câu chuyện, thông tin hữu ích có giá trị cao với người dùng để tiếp thị, quảng bá sản phẩm, thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp bạn có thể nhanh chóng xây dựng được mối quan hệ với khách hàng cũng trở thành đối tác thay vì là nhà quảng cáo.
  • SEM: là từ viết tắt của cụm từ Search Engine Marketing điểm giống nhau giữa SEO và SEM mà bạn có thể thấy đó là đều thu hút lượng truy cập và tiếp cận người dùng thông qua các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên khác biệt giữa 2 hình thức này đó là. SEO nhận được lượng truy cập thông qua 1 chuỗi quá trình tối ưu hóa và bạn sẽ không phải trả phí cho hình thức này. Ngược lại SEM nhận được lượng truy cập dựa trên hình thức trả phí từ các công cụ tìm kiếm nổi bật là google adwords… Mỗi hình thức sẽ có ưu và nhược điểm riêng của nó.
  • Quảng cáo trả tiền cho mỗi click chuột: Hãy còn gọi là PPC (Pay Per Click) hình thức này thường được áp dụng cho hầu hết các trang mạng xã hội lớn hiện nay.
  • Affiliate marketing: Đây là hình thức tiếp thị kỹ thuật số dựa theo hiệu suất. Tuy Affiliate marketing vẫn khá mới tại Việt Nam những với sự phát triển mạnh mã của internet và các thiết bị công nghệ số như hiện nay thì chắc chắn đây sẽ là một trong những kênh giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, thương hiệu cũng như tăng khả năng chuyển đổi cao nhất.

Sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống

Dưới đây sẽ là bảng so sánh sự khác nhau giữa digital marketing và marketing truyền thống dựa theo các tiêu chí như: phương thức, không gian, thời gian, chi phí, phản hồi, khách hàng, lưu trữ thông tin.

Đặc điểm Digital Marketing Marketing truyền thống
Không gian Không bị giới hạn bởi không gian, giữa các lãnh thổ, quốc gia Bị giới hạn về không gian lãnh thổ, quốc gia
Phương thức Sử dụng internet và các thiết bị kỹ thuật số làm cốt lõi, đồng thời không bị phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông đại chúng Sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng làm cốt lỗi
Phản hồi Khách hàng có thể tiếp cận thông tin và phản hồi lại một cách nhanh chóng, tức thì. Mất nhiều thời gian để khách hàng có thể tiếp cận cũng như phản hồi lại thông tin.
Thời gian Mọi lúc, mọi nơi, cập nhật thông tin nhanh tức thì Bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, vùng lãnh thổ
Chí phí Chi phí được tối ưu, đồng thời có thể kiểm soát được chi phí quảng cáo Chi phí khá cáo, ngân sách cho quảng cáo lớn, đồng thời lại chỉ có thể ấn định 1 lần sử dụng
Khách hàng Có thể dễ dàng lựa chọn, tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu Không thể lựa chọn, target được 1 nhóm đối tượng cụ thể
Lưu trữ thông tin Lưu trữ thông tin khách hàng nhanh và dễ dàng. Khá khó khăn trong việc lưu trữ thông tin khách hàng

Sự khác nhau giữa online marketing và digital marketing là gì?

Nhiều người vẫn nghĩ digital marketing và online marketing là một tuy nhiên đây lại là 2 thuật ngữ có những điểm khác nhau mà bạn cần lưu ý. Để dễ hiểu hơn về sự khác nhau giữa chúng đầu tiên chúng ta cần hiểu được online marketing là gì?

Sự khác nhau giữa online marketing và digital marketing là gì?

Sự khác nhau giữa online marketing và digital marketing là gì?

Online marketing là việc truyền tải, quảng bá thông tin về thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp thông qua phương tiện là “internet”, online marketing còn được dich ra theo nghĩa tiếng việt là marketing trực tuyến. Đây là cụm từ chỉ thường gọi ở Việt Nam còn trên thế giới nó được gọi là online advertising (quảng cáo trực tuyến).

Online marketing có thể coi là một nhánh nhỏ của digital marketing là phương thức tiếp thị chỉ dựa trên môi trường internet. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ có thể truyền tải thông điệp, tiếp thị trên các thiết bị công cụ sử dụng intermet mà thôi. Hình thức marketing này cũng bao gồm các hình thức như sau:

  • SEO
  • Mobile marketing
  • Email marketing
  • Content marketing
  • Social marketing
  • CPM – CPC – CPA.

Và như đã nói ở trên các hình thức này chỉ có thể được gọi là online marketing khi có internet, ngược lại chúng sẽ là vô nghĩa.

Để có thể hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa online marketing và digital marketing là gì? Mời bạn tham khảo thông tin so sánh dưới đây:

  • Digital marketing quảng bá, truyền thông, thông tin trên bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào dù phương tiện đó có kết nối với internet hay không. Và với online marketing thì điều kiện bắt buộc để có thể truyền tải thông điệp đến với khách hàng đó là “kết nối internet”.
  • Các hình thái của digital marketing sẽ đa dạng hơn so với online marketing (chỉ xoáy quanh những banner, hiệu ứng liên quan đến web)
  • Các phương tiện của digital marketing có thể có NFC, Bluetooh, các thiết bị lưu trữ, billboard có thể tương tác ngoài trời và tất nhiên nó cả bao gồm internet. Với online marketing thì chỉ gắn liền với internet mà thôi.

Tuy nhiên có một thực tế mà bạn cần hiểu rõ đó là việc so sánh, tìm ra điển khác biệt giữa digital marketing và online marketing là không thực quan trọng và cần thiết. Việc nêu ra những thông tin ở trên chỉ để bạn hiểu sâu hơn về 2 thuật ngữ này. Điều cốt lõi vẫn nằm ở khách hàng, bạn biết được 1 điều rằng khách hàng ở đâu thì ta quảng bá, truyền thông ở đó.

>>> Đọc thêm: Key visual là gì?

Như vậy trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khái niệm tổng quan digital marketing là gì? Cũng như các hình thức digital marketing phổ biến nhất hiện nay thường được áp dụng. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho những bạn đang muốn tìm hiểu về digital marketing đặc biệt là những bạn mới bước chân vào nghề digital marketing.

Khánh Khiêm – Kenh68.net

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *