Pixel là gì? Megapixel là gì? Cách tính pixel như thế nào
7 mins read

Pixel là gì? Megapixel là gì? Cách tính pixel như thế nào

Khi nhắc đến pixel chúng ta thường liên tưởng đến một cái gì đó rất nhỏ bé, vậy cụ thể khái niệm về pixel là gì? Megapixel là gì? cũng như cách tính pixel ra sao? Hãy cũng tham khảo những thông tin chia sẻ dưới đây nhé.

Mục lục nội dung

Khái niệm pixel là gì?

Pixel hay pel được hiểu theo nghĩa tiếng việt là điểm ảnh là từ viết tắt của cụm từ picture element. Đây là một điểm vật lý trong một khối màu rất nhỏ hoặc trong một hình ảnh raster được coi là đơn vị cơ bản nhất tạo nên một bức ảnh kỹ thuật số mà bạn thường thấy.

pixel là gì, megapixel là gì? - Cách tính pixel

Pixel thường được tạo ra từ những máy ảnh kỹ thuật số, máy quét hoặc từ những phần mềm chuyên dụng như photoshop. Các pixel có dạng hình chữ nhật nhỏ không có màu sắc hoặc có màu sắc. Những pixel nằm cạnh nhau với cường độ màu sắc giống hoặc khác nhau từ đó tạo nên những bức hình mà mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được. Có một nguyên lý mà bạn nên biết đó là càng nhiều pixel trong một bức ảnh thì bức ảnh đó càng chi tiết và sắc nét hơn.

Để có thể nhìn được những điểm ảnh cách đơn giản là bạn hãy zoom to 1 bức ảnh bất kỳ đến một mức độ nào đó.

>>> Đọc thêm: Kích thước ảnh bìa, ảnh đại diện facebook chuẩn

Megapixel là gì?

Bên trên chúng ta đã vừa được tìm hiểu về khái niệm pixel là gì và để đi sâu hơn bây giờ hãy cùng tìm hiểu thêm về megapixel là gì? Cách tính pixel như thế nào?

Nếu ta lấy một bức ảnh và đếm số pixel theo chiều rộng và chiều dài sau đó nhân lại, lúc này ta sẽ được tổng số pixel của bức ảnh đó, như đã nói ở trên bức ảnh càng có số lượng pixel lớn thì bức ảnh càng có độ phân giải cao hay nói cách khác là bức ảnh càng sắc nét, chi tiết. Đơn vị megapixel được tính bằng hàng triệu pixel có nghĩa là 1 megapixel = 1 triệu pixel.

Ví dụ: 

1 bức ảnh có 1800 pixel trên chiều rộng và 1124 pixel trên chiều cao. Lúc này ta sẽ có 1800 x 1124 = 2.023.200 tổng số lượng pixel của bức ảnh đó và bằng hơn 2 megapixel.

Phân loại các chuẩn phân giải màn hình dựa trên tổng pixel

Chúng ta sẽ có những quy định chung cho việc phân loại các chuẩn độ phân giải màn hình dựa theo số pixel trên chiều rộng nhân với số pixel trên chiều cao từ đó đưa một chuẩn riêng cụ thể như sau:

pixel là gì? Phân loại các chuẩn phân giải màn hình

QQVGA 120 X 160 pixels
QVGA 320 X 240 pixels
WQVGA 360 x 240 pixels với tỷ lệ 3:2

400 x 240 pixels với tỷ lệ 5:3

428 x 240 pixels hoặc 432 x 240 pixels với tỷ lệ 16:9

VGA 640 x 480 pixels với tỷ lệ khung hình là 4:3
WVGA 768 x 480 pixels, 720 x 480 pixel với tỷ lệ khung hình 3:2

800 x 480 pixels với tỷ lệ khung hình 5:3

FWVGA 854 x 480 pixels với tỷ lệ khung hình 16:9
SVGA 800 x 600 pixels với tỷ lệ khung hình 4:3
DVGA 960 x 640 pixels với tỷ lệ khung hình 3:2
qHD 960 x 540 pixels
XGA 1024 x 768 pixels với tỷ lệ khung hình 4:3
HD 1280 x 720 pixels hoặc 1366 x 768 pixels
HD+ 1440 x 720 pixels cũng với các biến thể như: 1520 x 720 pixels, 1480 x 720 pixels
FULL HD 1920 x 1080 pixels
FULL HD+ Sẽ có độ phân giải khoảng 2160 x 1080 pixels, 2280 x 1080 pixels, 2340 x 1080 pixels
QHD –  2K 2560 x 1440 pixels
QHD+ – 2K+ Sẽ có độ phân giải khoảng 2960 x 1440 pixels, 3200 x 1800 pixels, 3120 x 1440 pixels
UHD – 4K 3840 x 2160 pixels hoặc 4096 x 2160 pixels

Một số ý nghĩa về pixel mà bạn nên biết

Như vậy đến đây bạn đã phần nào hiểu được các khái niệm pixel là gì, megapixel là gì cũng như cách tính rồi phải không. Vậy ý nghĩa của pixel là gì?

  • Số lượng pixel càng tăng thì dung lượng ảnh càng tăng
  • Ảnh càng nhiều pixel thì khi hiển thị trên màn hình, ảnh sẽ có kích thước càng lớn.
  • Ảnh nhiều pixel không đồng nghĩa với việc 100% chất lượng ảnh đẹp.
  • Trong việc in ấn người ta sẽ dựa trên số lượng pixel để có những bản in kích thước phù hợp.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về khái các khái niệm cơ bản pixel là gì? megapixel là gì? cũng như phân loại các chuẩn độ phân giải màn hình. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích đối với bạn đọc.

Khánh Khiêm – Kênh 68

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *