Ma trận SWOT là gì? Tại sao cần phân tích SWOT
9 mins read

Ma trận SWOT là gì? Tại sao cần phân tích SWOT

Nếu bạn đang kinh doanh, là các nhà quản lý hay yêu thích Marketing, bạn chắc chắn phải đọc bài viết này: “Phân tích SWOT là gì hay nói cách khác ma trận SWOT là gì?”. Dưới đây, Kenh68.net sẽ cho chia sẻ cho bạn cái nhìn tổng quan và căn bản để bắt đầu một bản kế hoạch Marketing với ma trận SWOT.

Mục lục nội dung

Phân tích SWOT là gì?

Phân tích SWOT là một công cụ phổ biến cho phân tích kinh doanh và lập kế hoạch Marketing. Các nhà quản trị Marketing sử dụng phân tích SWOT để lập nên một ma trận có thể cho thấy chiến lược để phát triển công ty, doanh nghiệp.

Các chữ cái S.W.O.T là viết tắt cho:

  • Strengths – Điểm mạnh
  • Weaknesses – Điểm yếu
  • Opportunities – Cơ hội
  • Threats – Thách thức

Trong đó SW mô tả các yếu tố đối với nội bộ công ty, OT mô tả các động lực bên ngoài đối với công ty.

SWOT là gì - ma trận SWOT của Philip Kotler

SWOT là gì – ma trận SWOT của Philip Kotler (nguồn: internet)

>>> Đọc thêm: Inc là gì?

S – Strengths (Điểm mạnh)

Điểm mạnh là khả năng và nguồn lực cung cấp cho các công ty một lợi thế cạnh tranh, điểm mạnh bản chất là giá trị gia tăng từ chuỗi giá trị cho khách hàng mà đối thủ không thể tạo ra. Ví dụ: Điểm mạnh của một sản phẩm có thể là giá rẻ hơn các đối thủ trên thị trường nhưng bản chất giá rẻ đó bắt nguồn từ chi phí đầu vào, chi phí tạo ra sản phẩm, chi phí marketing,…

W – Weaknesses (Điểm yếu)

Cũng giống như điểm mạnh, danh sách các điểm yếu cũng quan trọng trong phân tích Marketing. Doanh thu của công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi khách hàng nhận thấy đây là thương hiệu kém hoặc khách hàng coi sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty là không đáng tin cậy hoặc đắt đỏ. Tương tự như điểm mạnh, bản chất của điểm yếu cũng bắt nguồn từ chuỗi giá trị.

O – Opportunities (Cơ hội)

Cơ hội minh họa cho việc di chuyển mà một công ty có thể thực hiện để nâng cao vị thế của mình. Trong danh sách các cơ hội có thể bao gồm việc liệt kê các nguồn tiền mặt và tài chính rộng rãi như một cơ hội để một công ty nhanh chóng phát triển thị phần bằng cách chi tiêu nhiều tiền hơn cho Marketing. 

T – Threats (Thách thức)

Các mối đe dọa tương tự như điểm yếu. Một mối đe dọa trong ma trận SWOT cho thấy một công ty dễ bị ảnh hưởng đến sự phát triển trên thị trường như thế nào. Kế hoạch cần phải chi tiết, một công ty mà không nhận thấy có nguy cơ gì trước mặt thì sẽ hứng chịu rắc rối lớn. Điều tệ hại nhất đối với công ty là bị tấn công bởi mối đe dọa chưa được dự tính trước trong kế hoạch.

Tại sao cần phân tích SWOT? Khi nào thì dùng phân tích SWOT?

“Nếu bạn không lập kế hoạch, thì bạn đang có kế hoạch đi đến thất bại”. Kế hoạch Marketing là phần không thể thiếu cho các chiến dịch tiếp thị, vậy bản kế hoạch cần có nội dung gì? Trước khi đưa ra mục tiêu các nhà quản trị luôn bắt đầu với phân tích tình huống.

Tại sao cần phân tích SWOT

Phân tích ma trận SWOT là phần không thể thiếu trong phân tích tình huống, bởi nó cung cấp cho nhà quản trị một bức tranh tổng quan của công ty trước đối thủ, thị trường. Phân tích SWOT đóng vai trò quan trọng trong việc đề ra mục tiêu phát triển chiến lược cho toàn doanh nghiệp, công ty.

>>> Đọc thêm: 8 triết lý kinh doanh bạn không thể bỏ qua

Phân tích SWOT như thế nào?

Để bắt đầu phân tích SWOT, nhà quản trị phải chuẩn bị 2 bản danh sách. Một bản danh sách SW mô tả công ty và các điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, một bản sanh sách OT mô tả các cơ hội và thách thức chủ yếu.

Nhà quản trị nên bắt đầu với bản danh sách OT. Cái gì thực sự là những cơ hội hấp dẫn đối với công ty? Một sản phẩm trưởng thành luôn có cơ hội, nhà quản trị phải đưa ra ít nhất 5 cơ hội lớn, là những cơ hội hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao và xác suất thành công cao. Lý do cần xem bản liệt kê OT trước là bởi vì chúng cho các đầu mối về những điểm mạnh và điểm yếu nào của công ty và sản phẩm đòi hỏi phải lưu ý.

Không chỉ dừng lại ở ma trận SWOT thông thường, thậm chí ma trận SWOT mở rộng còn có thể gợi ý các giải pháp chiến lược cho các nhà quản trị:

  • S-O: Phát huy các điểm mạnh để tận dụng cơ hội
  • S-T: Sử dụng các điểm mạnh để ngăn chặn, hạn chế các đe dọa
  • W-O: Hạn chế các điểm yếu để nắm bắt cơ hội
  • W-T: Chuẩn bị kế hoạch đề phòng cho các điểm yếu trước mối đe dọa

Như vậy, mặc dù phương pháp phân tích SWOT đã được sáng lập và áp dụng từ những năm 1920 nhưng không thể phủ nhận tính hiệu quả và cần thiết của phương pháp này trong việc phân tích chiến lược. Bất kì doanh nghiệp, công ty nào khi đứng trước bất kì bài toán chiến lược đều phải sử dụng phân tích SWOT để đưa ra quyết định tối ưu.

Vân Anh | Kenh68.net

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *